Tại sao hạng Nhất luôn có đội bỏ cuộc?

123b – So với dự kiến, giải hạng Nhất 2024/25 chỉ có 10 đội tham dự, ít hơn 2 đội. Có thể thấy, tình trạng bỏ giải luôn xuất hiện trong nhiều mùa bóng vừa qua. Chung quy vẫn là khó khăn tài chính.

Quyết định bỏ giải khiến Long An bị xóa sổ khỏi bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam. Ảnh: Phan Tùng

Theo kế hoạch, giải hạng Nhất 2024/25 đã bốc thăm từ đầu tháng 8, cùng với V.League 2024/25. Nhưng do nhiều đội bóng chưa đăng ký thi đấu nên VPF đã lùi lại thời điểm bốc thăm. Đến thời điểm hiện tại, sân chơi này của mùa giải tới đã chốt số đội tham dự ở con số 10 gồm Trẻ TP.HCM, Bình Phước, PVF CAND, Phù Đổng Ninh Bình, Huế, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Tháp, Hòa Bình, Khánh Hòa và Đồng Nai.

Trong đó, do được gia hạn thời gian đăng ký nên Khánh Hòa và Đồng Nai được “cứu” phút chót. Cũng cần biết rằng, Khánh Hòa chỉ đăng ký sau khi FIFA dỡ lệnh cấm đăng ký cầu thủ mới do đã trả đủ tiền cho ngoại binh bị thanh lý sai luật theo phán quyết của FIFA. N. VPF cũng đã quyết định buổi lễ bốc thăm sẽ diễn ra vào ngày 29/8 tới. Theo phương án đề xuất, dự kiến có 1,5 đội lên hạng và 0,5 suất xuống hạng.   

Có thể thấy, tình trạnh bỏ giải thường xuyên xảy ra trong nhiều mùa bóng vừa qua khiến VPF không thể đưa hạng Nhất đảm bảo đúng số lượng như yêu cầu đề ra. Theo kế hoạch, hạng Nhất sẽ có 14 đội tham dự, bằng với số đội góp mặt ở V.League. Đây không phải là con số mơ ước bởi trước đây, hạng Nhất đã từng đạt con số ấy trong nhiều mùa giải liền. Như năm 2012, số lượng đội tham dự là 14. Nhưng kể từ sau mùa bóng ấy, số đội đã bị giảm sụt đáng kể, thậm chí có mùa giải chỉ còn 7 đội như ở mùa bóng 2017 hay trước đó chỉ có 8 đội ở mùa giải 2015. Việc số lượng đội giảm mạnh, có lúc chỉ còn một nửa không phải là chủ trương của những nhà tổ chức mà xuất phát từ chính các đội bóng. Điều này đã dẫn đến sự nghịch lý khi các giải bóng đá chuyên nghiệp của Việt  Nam rơi vào cảnh “chóp nón ngược”, nghĩa là số lượng đội ở giải cao nhất lại lớn hơn so với số lượng đội ở giải thấp hơn, thay vì hình thái ngược lại.

Khánh Hòa vừa xuống hạng Nhất cũng do đối mặt với vấn đề kinh phí. Ảnh: Minh Tuấn

Việc hạng Nhất luôn có đội bỏ giải qua trước mỗi mùa bóng chủ yếu xuất phát từ vấn đề tài chính. Cần biết rằng so với thời điểm xây dựng bóng đá chuyên nghiệp cho đến mùa giải 2014, các đội bóng được sử dụng các cầu thủ ngoại, thậm chí, có thời điểm mỗi đội đăng ký đến 5 cầu thủ nước ngoài. Nhưng từ mùa bóng 2015 đến nay, các đội hạng Nhất đã không còn sử dụng lực lượng “lính đánh thuê” nên đã giảm được số tiền chi đáng kể nhưng vẫn không thể “kham nổi”. Điều này không chỉ đến từ các đội vẫn phụ thuộc vào ngân sách địa phương mà ngay cả các đội bóng do doanh nghiệp tư nhân làm chủ. Đơn cử như Long An và Định Hướng Phú Nhuận vừa mới bỏ giải do các cá nhân làm cũng chủ cũng đối mặt với vấn đề tương tự. Có một thực tế rằng trong xu hướng bóng đá chuyên nghiệp, ngân sách nhà nước sẽ rất khó để đảm bảo cho một đội bóng có thể “sống khỏe” khi nguồn tài chính để chi tiêu là khá lớn.

Vì thế, các CLB đòi hỏi phải đưa ra nhiều giải pháp khác nhau để vận động các nguồn tài trợ bên ngoài mới có thể đáp ứng được nguồn chi tiêu, chứ không thể phụ thuộc vào một tổ chức, đơn vị. Ngay cả các đội bóng do tư nhân làm chủ cũng phải đi theo xu hướng ấy. Để có sức hút đối với các doanh nghiệp bên ngoài, các đội cần phải thể hiện hết mình bằng kết quả tốt. 
 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt [X]